SYS và DIA là gì ? Bật mí không ngờ về chỉ số huyết áp
Những Bí mật cần Bật mí không ngờ về chỉ số huyết áp
Chắc chúng ta không ít lần đã từng cảm thấy bối rối khi nhìn vào màn hình máy đo huyết áp với những chỉ số lạ lẫm như “SYS” hay “DIA”,…. Nó là gì? đâu là con số ta cần quan tâm?
Máy đo huyết áp, quà tết ý nghĩa nhưng … khó dùng?
Thử tưởng tượng,dịp tết này ta sắm một bộ MÁY ĐO HUYẾT ÁP BẮP TAY TỰ ĐỘNG PROCHECK BP 3KF1– 3E về làm quà cho ông bà . Ban đầu, ông bà rất vui mừng và háo hức thử ngay. Nhưng rồi, khi nhìn vào những con số trên màn hình, họ bắt đầu lúng túng.
“Con ơi, cái số này nghĩa là sao? Bấm nút nào mới là đúng?”.
Trong tình huống khó xử thế này, một nụ cười tự tin chắc chưa đủ đâu! Để Trà Giang giúp bạn thể hiện thật tốt.
Đo huyết áp và các chỉ số cần lưu tâm
Máy đo điện tử có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Máy sẽ đo gián tiếp dao động của áp lực máu và ghi lại thông số với đơn vị mmHg. Sau đó, máy sẽ hiển thị 3 thông số gồm: thông số huyết áp tâm trương, thông số huyết áp tâm thu và nhịp tim
Chỉ số(SYS) là gì? bao nhiêu thì tốt
SYS, viết tắt của Systolic Blood Pressure, hay huyết áp tâm thu, là chỉ số đo áp lực trong động mạch khi tim co bóp, đẩy máu qua các động mạch để cung cấp oxy đến khắp cơ thể. Chỉ số SYS tiêu chuẩn cho người trưởng thành thường như sau:
- Bình thường: Từ 90 đến 120 mmHg.
- Tiền tăng huyết áp: Giao động từ 120 đến 139 mmHg, nếu người thân bạn có chỉ số này nên theo dõi .
- Tăng huyết áp: Trên 140 mmHg, ở mức này nên được kiểm soát qua chế độ ăn uống, sinh hoạt, hoặc thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Mức huyết áp sẽ có nhiều chênh lệch do đó bạn có thể tham khảo một số thời điểm đo huyết áp thích hợp bên dưới, đồng thời kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ để đảm bảo sức khỏe tim mạch.
Chí số (DIA) là gì? bao nhiêu là ổn
DIA là viết tắt của Diastolic Blood Pressure hoặc huyết áp tâm trương, biểu thị mức áp lực trong động mạch khi tim ở trạng thái nghỉ giữa các nhịp đập. Thông qua chỉ số này, sức cản của mạch máu trong thời gian tim không co bóp có thể được đánh giá. Đối với người trưởng thành, mức huyết áp tâm trương ổn định thường nằm trong các khoảng sau:
- Bình thường: 60 đến 80 mmHg, thể hiện huyết áp ở mức khỏe mạnh.
- Tiền tăng huyết áp: 80 đến 89 mmHg, cần được quan sát kỹ để ngăn ngừa huyết áp tăng cao.
- Tăng huyết áp: 90 mmHg trở lên, đòi hỏi việc theo dõi và điều chỉnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Để giữ huyết áp trong giới hạn an toàn, mức huyết áp tâm trương lý tưởng là 80 mmHg hoặc thấp hơn, kết hợp với huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg.
Đâu là con số chỉ nhịp tim?
Nhịp tim, được hiển thị là PULSE, là số lần tim đập trong một phút. Nhịp tim khi nghỉ ngơi ở người trưởng thành thường dao động từ 60 đến 100 nhịp/phút, nhưng có thể thay đổi theo từng phút.
Nhịp tim nhanh là gì?
Nếu nhịp tim vượt quá 100 nhịp/phút khi nghỉ ngơi, đó được xem là nhịp tim nhanh (tachycardia). Điều này có thể liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, như căng thẳng, nhiễm trùng, hoặc bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy choáng váng, ngất xỉu hoặc có cảm giác tim đập mạnh, bất thường, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nhịp tim chậm là gì?
Nhịp tim dưới 60 nhịp/phút khi nghỉ ngơi được gọi là nhịp tim chậm (bradycardia). Điều này có thể là bình thường đối với những người khỏe mạnh, đặc biệt là vận động viên hoặc người tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này gây ra mệt mỏi, chóng mặt hoặc ngất xỉu, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề tim mạch, cần phải kiểm tra.
Nhịp tim khi tập thể dục
Trong quá trình tập luyện, nhịp tim của bạn có thể tăng lên đến 130-150 nhịp/phút hoặc hơn, vì lúc này tim cần bơm nhiều máu giàu oxy đến các cơ bắp. Điều này là hoàn toàn bình thường và phản ánh sự làm việc hiệu quả của tim.
Đối với người lớn tuổi, việc theo dõi nhịp tim đều đặn giúp phát hiện sớm các vấn đề về tim mạch, từ đó có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời.
Thông tin tham khảo
Thị T. C. (2024, October 11). Những điều bạn cần biết về tăng huyết áp tâm thu đơn độc. FPT Medicare. https://fptmedicare.vn/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-tang-huyet-ap-tam-thu-don-doc/
McDermott, A. (2024, July 1). How to read a blood pressure chart and what the numbers mean. Healthline. https://www.healthline.com/health/blood-pressure-chart