Nồng độ đường huyết không bao giờ giữ nguyên và luôn dao động suốt cả ngày giống như “thị trường chứng khoán” hay “tàu lượn siêu tốc” kể cả ở người bình thường hay với người bệnh tiểu đường.

Hiện tượng này có thể khiến hoang mang về đặt nhiều nghi vấn về kết quả đường huyết thất thường của mình. Vậy sự thật là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đường huyết của bạn có “đứng yên”?

Câu trả lời là “không”. Kể cả với người bình thường, lượng đường trong máu của bạn vẫn dao động lên xuống tại các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, sự dao động này thường trong phạm vi cho phép và bạn sẽ không dễ để nhận biết được nếu không đo đường huyết thường xuyên.

Đường huyết của bạn không “đứng yên”

Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, lúc này cơ thể bạn đã mất hoặc giảm khả năng điều hòa đường huyết. Do vậy, hiện tượng dao động này trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong một số trường hợp, người bệnh tiểu đường còn có thể gặp phải “hiệu ứng tàu lượn siêu tốc”, nghĩa là có sự thay đổi lớn về lượng đường trong máu của bạn, dẫn đến tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết thất thường. Ngay cả khi bệnh nhân dùng thuốc đúng theo bác sĩ dặn, tình trạng này vẫn cực kỳ khó kiểm soát.

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Điều này đặc biệt đúng với những bệnh nhân tiểu đường – người không thể kiểm soát đường huyết một cách tự nhiên.

Hiệu ứng “tàu lượn siêu tốc” ở người tiểu đường

 2. Kết quả đo đường huyết ở những thời điểm khác nhau sẽ thay đổi

Kết quả đường huyết chỉ có giá trị tại thời điểm đo

Nguyên nhân là vì sự biến động đường huyết có thể làm cho các giá trị đo đường huyết tại các thời điểm khác nhau thay đổi. Điều này thấy rõ thông qua sự chênh lệch về kết quả giữa các lần đo, hoặc giữa các máy đo khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Đây là hiện tượng hết sức bình thường.

Kết quả đo đường huyết ở những thời điểm khác nhau sẽ thay đổi

Điều quan trọng là bạn phải theo dõi xu hướng đường huyết, từ đó có đầy đủ thông tin cung cấp cho bác sĩ để tối ưu hóa phương pháp điều trị để đường huyết càng nằm trong mức mục tiêu càng tốt.

Theo khuyến cáo của Bộ y tế và Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, người mắc tiểu đường nên tự kiểm tra đường huyết của mình hàng ngày. Đặc biệt, khi người bệnh thay đổi chế độ ăn, tăng cường vận động hay tập luyện, hoặc khi thấy có các yếu tố căng thẳng.

Ngoài ra, việc đo đường huyết tại những thời điểm khác nhau trong ngày, như trước bữa ăn, sau bữa ăn, và trước khi đi ngủ, cũng mang lại lợi ích rất lớn cho người bệnh trong việc tự theo dõi sự biến động của đường huyết của mình. Từ đó, người tiểu đường có thể tự điều chỉnh thói quen sinh hoạt của mình để tránh các biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết.

Cuối cùng, với các kết quả theo dõi đường huyết đo được. Bạn nên tự ghi nhận lại sau mỗi lần đo và chia sẻ thông tin này với bác sĩ trong những lần tái khám tiếp theo. Điều này sẽ giúp cho bác sĩ có nhiều thông tin hơn để đánh giá tình hình tổng quan của bạn sau một thời gian điều trị, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn.

3. Kết quả đường huyết khác nhau có phải do máy đo không chính xác?

Câu trả lời là “có thể”. Tuy nhiên, bạn nên tin tưởng vào các máy đo đường huyết tại nhà có chất lượng tốt.

Hãy kiểm tra xem máy có đạt các tiêu chuẩn chất lượng được thế giới công nhận, như ISO, và độ chính xác của nó được kiểm định bởi các cơ quan quản lý y tế hay không.

Xem thêm>>> Tiêu chuẩn cần nhớ khi mua máy đo đường huyết lấy máu cho người bệnh tiểu đường

Các máy đo đường huyết “chất lượng tốt” thường phải tuân thủ các chuẩn quốc tế  và được chứng nhận để đảm bảo tiêu chí về đo lường.

Ngoài ra, hai tiêu chí cần lưu ý để đảm bảo kết quả đo của bạn chính xác bao gồm:

– Tuân thủ hướng dẫn sử dụng của máy đo. Nếu bạn thực hiện sai thao tác hoặc lấy mẫu không đủ để đo, điều này cũng gây ảnh hưởng đến kết quả đường huyết.

– Bảo quản máy đo và que thử đúng cách. Một số loại que thử hết hạn sử dụng sẽ gây ra sai số khi đo. Do vậy, người bệnh cũng cần kiểm tra hạn sử dụng cũng như điều kiện bảo quản của que thử.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo kỹ hơn về các lỗi thường gặp của máy đo đường huyết.

Như vậy, lượng đường trong máu thường xuyên dao động trong ngày, dù ở người không mắc bệnh tiểu đường. Do đó, sự chênh lệch đường huyết giữa các lần đo khác nhau, hay giữa các máy đo khác nhau, là điều bình thường.

Theo đó, người bệnh tiểu đường nên thực hiện kiểm soát đường huyết thường xuyên để có một bức tranh rõ hơn về sự thay đổi lượng đường trong máu của bản thân. Đây là sẽ thông tin rất hữu ích để bác sĩ có thể hiểu rõ và có phương pháp điều trị tối ưu.

Bài viết tham khảo nguồn:

Quyết định số 5481/QĐ-BYT, “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2”; Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ; Trang thông tin sức khỏe chuyên nghiệp: mayoclinic.org.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetic-hypoglycemia/symptoms-causes/syc-20371525

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hyperglycemia/symptoms-causes/syc-20373631

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5647495/