1. Theo dõi đường huyết thủ công

Theo dõi đường huyết thủ công được nhiều người bệnh tiểu đường sử dụng từ lâu. Mỗi bệnh nhân thường có một cuốn sổ ghi chép các chỉ số đường huyết đo được từ máy đo.  Sau đó, người bệnh sẽ ghi lại chỉ số đường huyết tương ứng với thời điểm đo. Cuốn sổ được dùng để theo dõi và đánh giá, hoặc đưa cho bác sĩ để nhận sự tư vấn.

Bảng theo dõi đường huyết ghi chép thủ công
          Cuốn sổ theo dõi đường huyết của một bệnh nhân đái tháo đường
  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, đặc biệt với người lớn tuổi không quen sử dụng các thiết bị thông minh.
  • Nhược điểm: Dễ thất lạc, khó kiểm soát và chỉ ghi chép được các thông tin cơ bản.
  1. Theo dõi đường huyết ngay trên máy đo

Với sự phát triển của công nghệ, việc theo dõi đường huyết trở nên tiện lợi hơn. Máy đo đường huyết hiện đại có thể lưu trữ kết quả đo,  kiểm tra lại các chỉ số dễ dàng. Vì vậy, điều này giúp người bệnh dễ dàng theo dõi sự thay đổi của đường huyết 

Theo dõi đường huyết trực tiếp trên máy đo
                    Theo dõi chỉ số đường huyết trên máy đo đường huyết
  • Ưu điểm: Các chỉ số được lưu trữ trực tiếp trong máy, không cần ghi chép thủ công.
  • Nhược điểm: Khó có cái nhìn tổng quan về sự thay đổi đường huyết. Kết quả cũng khó cung cấp cho bác sĩ để phân tích và đánh giá. Ngoài ra, máy không lưu lại thông tin như thời điểm đo trước hay sau khi ăn.
  1. Theo dõi đường huyết thông qua ứng dụng

Theo dõi đường huyết bằng ứng dụng
     Theo dõi chỉ số đường huyết bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh

Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc theo dõi đường huyết qua ứng dụng trên điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến. Các ứng dụng cho phép người bệnh nhập và theo dõi kết quả đo đường huyết một cách tiện lợi. Bên cạnh đó, một số máy đo đường huyết hiện đại còn tích hợp kết nối Bluetooth để truyền dữ liệu trực tiếp vào ứng dụng.

 

  • Ưu điểm: Ứng dụng tự động ghi lại các kết quả đo, tạo biểu đồ thể hiện xu hướng đường huyết theo thời gian. Bạn có thể thêm thông tin như thời gian đo, hoạt động vận động và cảm giác sau mỗi lần đo. Một số ứng dụng còn có tính năng nhắc nhở đo đường huyết, cung cấp thông tin dinh dưỡng và liên kết với chuyên gia y tế.
  • Nhược điểm: Cần có điện thoại thông minh để sử dụng ứng dụng.
  1. Ứng dụng FPT MediCare – Người bạn đồng hành của bệnh nhân tiểu đường

FPT đã phát triểnứng dụng FPT MediCare để giải quyết các khó khăn trong việc theo dõi và kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường.

Bảng theo dõi đường huyết khi dùng ứng dụng FPT MediCare
                              Ứng dụng theo dõi đường huyết FPT MediCare

Các tính năng đặc biệt:

  • Tạo hồ sơ cho cá nhân và người thân.
  • Đặt lịch đo và nhắc nhở một cách khoa học.
  • Khuyến cáo lịch đo từ các bác sĩ chuyên khoa nội tiết.
  • Xem và lập báo cáo chỉ số đường huyết theo thời gian, trực quan bằng biểu đồ.
  • Đánh giá báo cáo định kỳ bởi đội ngũ bác sĩ.
  • Tham vấn trực tiếp với bác sĩ trên ứng dụng.
  1. Tổng kết

Theo dõi đường huyết là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Bằng cách theo dõi đều đặn và chính xác, người bệnh có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động sinh hoạt và liều lượng thuốc một cách hiệu quả. 

Hiện nay, có ba cách phổ biến để theo dõi đường huyết:

  •  Cách thủ công Ghi chép lại chỉ số đường huyết trong sổ hoặc giấy tờ.
  • Theo dõi ngay trên máy đo Sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra nhanh chóng và dễ dàng.
  • Theo dõi qua ứng dụng  Sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh để nhập và theo dõi kết quả đo.

Tóm lại, Ứng dụng FPT MediCare là một lựa chọn hữu ích, không thu phí và có sẵn trên CH Play và App Store. Dù sử dụng phương pháp nào, hãy tuân thủ lịch trình theo dõi đường huyết và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ và liều lượng thuốc. Qua đó, bạn có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và duy trì sức khỏe.